Đúc đồng là gì? Những điều thú vị về nghề đúc đồng có thể bạn chưa biết

Đúc đồng là ngành nghề có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề đúc đồng vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển hưng thịnh hơn. Có những làng nổi tiếng với nghề đúc đồng mỹ nghệ, nhưng cũng có vùng chỉ chuyên đúc đồng cơ khí.

1. Nghề đúc đồng là gì?

Đồng thuộc nhóm kim loại màu (tương tự như nhôm). Khác với các kim loại đúc khác như gang, thép,… – thuộc nhóm kim loại đen.

Nghề đúc đồng là một nhánh nhỏ của nghề đúc nói chung. Đúc là phương pháp chế tạo phôi thông qua phương pháp nấu chảy kim loại. Sau đó kim loại nóng chảy được rót vào lòng khuôn có hình dáng và kích thước của vật đúc. Kim loại đông đặc sẽ tạo ra vật mẫu có hình dáng giống lòng khuôn đúc.

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.

2. Lịch sử lâu đời hàng ngàn năm của nghề đúc đồng

Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây 2000 – 3000 năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh…

Hiện nay nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng…).

3. Đúc đồng tạo ra sản phẩm ẩn chứa giá trị cao

Sản phẩm đúc đồng lâu bền theo năm tháng

Trước hết bởi đồng là nguyên liệu có sức bền thuộc top 1 trong các loại đồ đúc. Theo thời gian dù chi tiết máy móc nhỏ hay cả bức tượng lớn cũng giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu. Chính đặc tính lâu bền trước môi trường đã giúp các chi tiết máy bằng đồng rất được ưu tiên sử dụng trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo.

Đúc đồng có giá trị thẩm mỹ cao

Đặc điểm này dễ thấy nhất ở sản phẩm đúc đồng mỹ nghệ. Nhờ vẻ đẹp này mà chúng được trưng bày ở những nơi trang trọng như đền thờ, bàn thờ… Các nghệ nhân đồ đồng đã kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ kính, chất liệu sang trọng và sự mềm mại trong họa tiết. Từ đó tạo nên nét đẹp trong nghệ thuật đúc đồng.

Sản phẩm đúc đồng mang quốc hồn văn hóa

Chính lịch sử của nghề đã vun đắp lên những giá trị năm tháng cho từng sản phẩm đúc đồng. Nghề đúc đồng tồn tại lâu đời và sớm trở thành nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Không chỉ chiếc trống đồng Đông Sơn hay lư hương hoa văn tinh xảo mà ngay cả chi tiết máy tàu thủy, dù nhỏ bé cũng chứa đựng hình ảnh đẹp về người thợ lao động chăm chỉ. Những giá trị tốt đẹp đó thôi thúc nhiều người yêu nghề đúc đồng quyết tâm gìn giữ.

4. Đúc đồng là cả một quá trình của sự khéo léo tâm huyết

Quy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kỳ người thợ lành nghề nào cũng phải đặt 100% tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu: (1) Tạo mẫu, (2) Tạo khuôn, (3) Nấu chảy nguyên liệu, (4) Rót khuôn, (5) Hoàn thiện sản phẩm.

Tạo khuôn mẫu từ cát
Rót đồng nóng chảy vào khuôn

5. Con đường nhiều triển vọng của nghề đúc đồng trong tương lai

Không ít bạn trẻ đánh giá nghề đúc đồng không có tương lai. Điều này có điểm đúng bởi đúc đồng là nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và bỏ sức lao động. Không phải bạn trẻ nào cũng sẵn sàng dành nhiều tâm huyết như vậy cho nghề.

Trên thực tế, chỉ riêng nghề đúc đồng cơ khí vẫn luôn và sẽ có chỗ đứng trong ngành công nghiệp. Nền công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt tại một số tỉnh thành như Hải Phòng phát triển mạnh. Từ đó đòi hỏi nguồn lực rất lớn cho ngành. Nhiều chi tiết máy hay bộ phận máy móc thiết bị cũng đều được sản xuất từ những xưởng đúc đồng chuyên nghiệp. Do đó nền công nghiệp còn phát triển thì nghề đúc đồng vẫn còn phát triển theo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

039.653.1280