Đúc đồng khuôn cát trên bàn cân so sánh với phương pháp đúc khác

Đúc đồng khuôn cát là phương pháp đúc đã có từ lâu. Theo nghiên cứu phương pháp này xuất hiện từ khoảng hơn 3000 năm TCN. Dù vậy nhưng nhờ tính ứng dụng cao trong sản xuất mà phương pháp này vẫn luôn được nhiều nhà xưởng ưu tiên sử dụng.

Có khá nhiều các phương pháp đúc đã ra đời nhằm phục vụ tối đa ngành công nghiệp đúc. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh đúc đồng khuôn cát với phương pháp đúc phổ biến khác.

1. Có những phương pháp đúc phổ biến nào?

Dưới đây là một số cách phân loại các phương pháp đúc phổ biến.

Nếu phân loại theo khuôn đúc, có 2 phương pháp phổ biến là đúc trong khuôn cát và đúc trong khuôn kim loại.

Nếu phân loại theo cách rót kim loại, người ta sẽ chia thành: đúc áp lực, đúc ly tâm.

Còn khi phân theo cách làm khuôn, có các phương pháp: đúc trong khuôn cát tươi, đúc trong khuôn cát khô, đúc trong khuôn cát nước thủy tinh, đúc trong khuôn mẫu cháy, đúc trong khuôn vỏ mỏng, đúc trong khuôn mẫu hóa khí…

2. Ưu nhược điểm của phương pháp đúc đồng khuôn cát

Đúc đồng khuôn cát là phương pháp sử dụng khuôn làm bằng cát để đúc. Phương pháp này có ưu nhược điểm như dưới đây:

 
Ưu điểm Nhược điểm
  • Hầu hết các kim loại, hợp kim (dù có nhiệt độ nóng chảy cao) đều có thể sử dụng phương pháp này
  • Đúc sản phẩm ở tất cả kích thước và trọng lượng khác nhau
  • Thích hợp cả với chi tiết đúc có dạng phức tạp hay mặt cắt thành mỏng
  • Chi phí sản xuất thấp nếu số lượng sản xuất không quá lớn
  • Mức độ gia công chính xác thấp hơn phương pháp khác
  • Thành phẩm đúc khuôn cát có độ bóng bề mặt kém
  • Phải phá khuôn cát để lấy vật đúc
  • Khuôn cát không thể tái sử dụng
  • Cần mức tự động hóa cao khi tạo khuôn nếu sản xuất khối lượng lớn
  • Lượng dư gia công lớn do trọng lượng vật đúc vượt hơn nhiều so với trọng lượng vật cần đúc
Lỗ khí – Một dạng khyết tật khi đúc đồng khuôn cát

3. Đúc đồng khuôn cát trên bàn cân so sánh

Để có sự so sánh chính xác nhất, hãy cùng tìm hiểu 1 phương pháp đúc phổ biến khác là đúc đồng khuôn kim loại. Hai phương pháp này gần như được ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp đúc đồng cơ khí.

úc đồng khuôn kim loại: thay vì sử dụng khuôn cát, phương pháp này sử dụng khuôn kim loại. Vật đúc không chịu bất kỳ tác động nào ngoài tác dụng của trọng trường để đông đặc.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Khuôn có thể sử dụng nhiều lần
  • Độ chính xác cao
  • Độ bền cơ học cao (đặc biệt là lớp bề mặt tiếp giáp khuôn kim loại).
  • Không cần tốn diện tích nhà xưởng cho không gian chế tạo khuôn
  • Dễ tự động hóa, nâng cao sản lượng

Nhược  điểm của phương pháp:

  • Không thích hợp đúc vật có thành mỏng, hình dáng phức tạp
  • Quy trình đúc đòi hỏi độ chính xác và chặt chẽ.

Có thể thấy cả 2 phương pháp đúc đồng khuôn cát và đúc đồng khuôn kim loại đều có ưu nhược điểm riêng. Gần như ưu điểm của phương pháp này là nhược điểm của phương pháp còn lại và ngược lại.

Công nghệ đúc trong khuôn kim loại được sử dụng nhiều trong sản xuất hàng loạt. Đặc biệt là những chi tiết máy bắt buộc sử dụng khuôn kim loại như các tấm thân lớn máy bay hay chi tiết nhỏ trong động cơ đòi hỏi độ bền cao.

Trong khi đó, đúc đồng khuôn cát vẫn luôn là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất. Trước hết bởi tính linh hoạt trong kim loại đúc. Không chỉ đồng mà khuôn cát thích hợp cho tất cả các kim loại, hợp kim đen, hợp kim màu. Đây được đánh giá là ưu điểm lớn nhất của phương pháp đúc này.

Tiếp đến đúc đồng khuôn cát thích hợp cho các chi tiết theo nhiều hình dạng và kích thước, không yêu cầu độ chính xác tỉ mỉ. Một số sản phẩm tiêu biểu được gia công từ phương pháp này là: bánh răng, ròng rọc, chi tiết máy đúc không gỉ, chi tiết máy tàu thủy…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

039.653.1280